Chọn trang

Trong đợt dịch Covid hiện nay, ngoài những khó khăn về kinh tế, doanh nghiệp đối diện với nhiều nỗi lo về an toàn toàn dịch bệnh. “Phải làm thế nào khi nhân viên bị Covid?” là câu hỏi mà các nhà quản lý sẽ hỏi khi một ngày nhận được thông tin nhân viên của mình đã dương tính với Covid.  

Hãy nhớ điều quan trọng là phải giữ khoảng cách an toàn xã hội 5K, giữ vệ sinh tay bằng xà phòng và nước hoặc gel rửa tay, đồng thời thường xuyên vệ sinh các bề mặt chịu tiếp xúc nhiều. 

Nhân viên bị Covid

(Nên xử lý như thế nào khi nhân viên bị Covid?)

Những thông tin sau đây sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp của bạn cách xử lý khi gặp trường hợp công ty có nhân viên bị Covid:

Phải làm gì khi nhân viên có khả năng, hoặc được xác nhận nhiễm Covid?

Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc xây dựng một số chiến lược để kiểm soát tình hình dịch nếu không may công ty bạn có nhân viên bị Covid. Dưới đây là một số khuyến nghị cho doanh nghiệp khi nhân viên bị Covid hoặc có khả năng lây nhiễm Covid vì đã tiếp xúc với f0 hoặc có các triệu chứng của bệnh:

  • Cho phép nhân viên bị Covid (nhưng có khả năng làm việc) sẽ sử dụng hình thức làm việc từ xa
  • Thông báo cho các nhân viên khác trong công ty
  • Thay đổi hình thức gặp mặt trực tiếp bằng hình thức họp mặt từ xa
  • Nếu doanh nghiệp bạn là công ty chuyên sản xuất các loại thực phẩm, nông sản, đồ ăn thì hãy chú ý đặt những loại thực phẩm, nông sản, đồ ăn chưa được đóng gói sau rào chắn và yêu cầu nhân viên của bạn xử lý những thực phẩm này bằng găng tay.
  • Đặt có chai nước rửa tay và treo bảng thông báo để khuyến khích các nhân viên đảm bảo an toàn nơi làm việc cũng như chú ý che miệng hoặc ho khi hắt hơi
  • Xây dựng chính sách linh động cho nhân viên ở nhà khi bản thân họ hoặc thành viên gia đình họ bị ốm, đặc biệt là:
  1. Chính sách về vắng mặt đột xuất
  2. Chính sách nghỉ ốm
  3. Chính sách quay trở lại làm việc

Nhân viên nên làm gì khi biết mình bị Covid?

  • Nhân viên bị Covid không nên đi làm, thay vào đó nên ở nhà để tránh lây lan cho mọi người xung quanh
  • Nhân viên có thể quay lại làm việc nếu đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: tối thiểu 3 ngày sau khi hết sốt từ khi ngưng dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen (Tylenol)
  • hoặc ibuprofen) và các triệu chứng về hô hấp đã thuyên giảm; và tối thiểu đã qua 7 ngày từ khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện
  • Nhân viên không bị bệnh nhưng có tiếp xúc với các thành viên trong gia đình có bị nhiễm Covid phải ở nhà cách ly trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối cùng với trường hợp dương tính đó, kể cả khi không có triệu chứng. Tiếp xúc gần gũi được định nghĩa là:
  1. Ở trong phạm vi 6 feet (2 mét) với người nhiễm COVID-19 trong thời gian dài (10 phút hoặc lâu hơn)
  2. Có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết truyền nhiễm của người nhiễm COVID-19 (ví dụ: bị ho vào người)
  • Nhân viên ở trong cùng môi trường trong nhà với người nhiễm COVID-19, nhưng không đáp ứng các tiêu chí tiếp xúc gần gũi  cần tự theo dõi các triệu chứng trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối cùng với người bị nhiễm và cách ly nếu có triệu chứng.
  • Nếu nhân viên bị ốm nhẹ do nghi nhiễm Covid, nên ở nhà và không cần xét nghiệm. Theo dõi cho đến khi hết hẳn bệnh sau đó mới được đi làm.

Doanh nghiệp có phải trả lương trong thời gian nhân viên bị Covid và cách lý tại nhà?

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra một số câu trả lời về việc liệu doanh nghiệp có phải trả lương trong thời gian nhân viên bị Covid và cách ly tại nhà theo công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL được ký ngày 1/4/2020:

  • “Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động (BLLĐ) để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động.”
  • “Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: (i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (iii) người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).”
  • “Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 BLLĐ; nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 BLLĐ; nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 BLLĐ.”

Những thông tin trên đây là khuyến nghị và gợi ý giúp doanh nghiệp tham khảo khi gặp trường hợp có nhân viên bị Covid cũng như các hướng xử lý phù hợp dành cho nhân viên và cả công ty.

Nguồn tham khảo: Philagov.vn, Báo Công Thương