Chọn trang

Trong cuộc hội thảo gần đây nhất về: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Các chuyên gia khẳng định rằng: Muốn phát triển và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng và quản lý nguồn nhân sự chất lượng cao một cách hiệu quả. 

Thật vậy, rất nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã và đang nỗ lực trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự. Với mục tiêu có thể gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách quản lý nhân sự ngành dệt may sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

1. Xu thế phát triển của ngành dệt may

Những năm trở lại đây, ngành dệt may đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Theo định hướng phát triển ngành dệt may do Bộ Thương Mại và Công Nghiệp đã đề ra, đến năm 2020 ngành công nghiệp dệt may sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, định hướng xuất khẩu và có thể đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. Từ đó, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ nước ngoài.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-1

Công nhân làm việc tại một phân xưởng may mặc

Bên cạnh đó, sự chuyển hoá xanh trong lĩnh vực dệt may với sự tham gia của hàng trăm thương hiệu may mặc trên thế giới đã đặt ngành dệt may Việt Nam trước những thách thức mới. Để có thể giữ được đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu sản xuất phải là nội địa, mà còn phải chứng minh được trách nhiệm xã hội của mình với sức khoẻ của cộng đồng.

2. Đặc điểm và tính đặc thù của ngành dệt may

Đặc điểm của ngành dệt may

Dệt may là ngành nhằm đáp ứng sự thỏa mãn, gắn liền với nhu cầu của con người. Do đó, sản phẩm của ngành này thường rất đa dạng, có như vậy mới có thể phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của các tầng lớp xã hội. Đây cũng là ngành cần rất nhiều nhân lực ở nhiều bộ phận với nhiều trình độ khác nhau.

Môi trường làm việc của ngành dệt may phải tiếp xúc với nhiều người, với nhiều phương tiện máy móc và vật liệu, chất liệu khác nhau. Nên đòi hỏi người người lao động cần có khả năng thích nghi, cũng như tinh thần hợp tác, làm việc nhóm. Bên cạnh đó, dệt may còn là ngành không chỉ chú trọng đến chất lượng mà còn chú trọng về sản lượng sản xuất. Vậy nên, áp lực công việc của ngành này sẽ khá nặng, do đó đòi hỏi người lao động cần có sức khỏe tốt, tinh thần làm việc cao và khả năng chịu áp lực tốt.

Tính đặc thù của ngành dệt may

Trong tất cả các ngành sản xuất, có thể nói dệt may là một ngành khó quản lý nhất do một số đặc thù trong quy trình thực hiện. Một số đặc thù của ngành hàng này như việc bóc tách định mức vô cùng khó khăn. Mỗi sản phẩm của ngành dệt may sẽ có rất nhiều chi tiết cũng như công đoạn khác nhau, vì vậy nhiều doanh nghiệp ngay từ đầu đã gặp khó khăn trong vấn đề quản lý định mức.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-2

Công nhân làm việc tại một công ty dệt

Bên cạnh đó, do đặc thù ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp đảm nhận từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, thì việc tính toán giá thành sản phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của công ty, doanh nghiệp. Chưa hết, còn rất nhiều những quy trình sau đó mà nếu doanh nghiệp không có một phương pháp quản lý hiệu quả, thì rất dễ gặp phải những khó khăn trong quá trình sản xuất.

Đặc điểm khách hàng của sản phẩm dệt may rất phong phú, đa dạng và yêu cầu ngày càng cao trên nhiều khía cạnh như: mẫu mã, màu sắc, chất liệu, giá cả, tính thời vụ… Tuy nhiên, đặc thù đại đa số đơn vị dệt may hiện nay lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nguồn lực và mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực marketing và nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế.

3. Những khó khăn trong việc quản lý nhân sự, chấm công ngành dệt may hiện nay

Một trong những khó khăn trong việc quản lý nhân sự, chấm công ngành dệt may hiện nay, chính là việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Lực lượng lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng 2,5 triệu người, trong đó có 80% là nữ. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp dệt may luôn phải đối mặt với thực trạng là sự dịch chuyển nhân sự, khó tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Đồng thời, để có được nguồn nhân lực ổn định và có tay nghề, doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nào cũng cần phải đầu tư bài bản, đảm bảo công việc ổn định, thu nhập tương đối tốt và luôn phải đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-3

Doanh nghiệp ngành dệt may gặp khó khăn trong quản lý nhân sự, chấm công

Dù có vị thế là ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng với đặc trưng của ngành dệt may, người quản lý thường gặp nhiều khó khăn như: không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên, không kiểm soát được tác phong làm việc, không thể đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhóm, phân xưởng hay từng nhân viên… 

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để có thể duy trì sự phát triển cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Thì ngành dệt may Việt Nam, cần áp dụng các giải pháp quản lý nhân sự tối ưu để có được nguồn nhân lực chất lượng, phát triển doanh nghiệp vững bền.

4. Làm thế nào để quản lý nhân sự ngành dệt may hiệu quả?

Để quản lý nhân sự ngành dệt may hiệu quả, Công ty giải pháp Tinh Hoa bằng kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xin chia sẻ đến quý công ty, doanh nghiệp một số giải pháp quản lý nhân sự trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay.

4.1. Máy chấm công

Giải pháp quản lý nhân sự ngành dệt may đầu tiên phải kể đến là máy chấm công. Máy chấm công được biết đến là một thiết bị dùng để ghi nhận thời gian ra vào của các nhân viên trong một công ty, doanh nghiệp. 

Máy hoạt động với mục đích giúp cho người quản lý biết được ý thức làm việc của mỗi nhân viên là như thế nào. Đồng thời, máy chấm công còn hỗ trợ tính lương cho nhân viên mà không tốn nhiều thời gian hay công sức. Doanh nghiệp ngành dệt may lắp đặt máy chấm công sẽ giúp quản lý thời gian làm việc, giảm thiểu khối lượng công việc ghi chép giấy tờ  như trước đây một cách hiệu quả. Ngoài ra, máy chấm công còn có thể kiểm soát việc ra vào của từng nhân viên cụ thể.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-4

Máy chấm công – giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Hiện có 4 loại máy chấm công được sử dụng phổ biến:

  • Máy chấm công vân tay: Là loại máy sử dụng các dấu hiệu riêng trên vân tay để nhận dạng từng nhân viên. Các nhân viên được đăng ký mẫu vân tay từ trước, các mẫu vân tay này sẽ được máy lưu trữ và quản lý.
  • Máy chấm công thẻ từ: Là máy chấm công sử dụng thẻ cảm ứng không tiếp xúc proximity, hoặc thẻ mafire để chấm công. Mỗi chiếc thẻ từ sẽ được nhà sản xuất mã hóa một dãy số (thường là dãy 16bit), thẻ từ này sẽ được nhân viên nhân sự đăng ký lên máy cho từng nhân viên để họ có thể chấm công.
  • Máy chấm công nhận diện khuôn mặt: Là loại máy sử dụng các thuật toán nhận dạng khuôn mặt để xác định danh tính nhân viên đang chấm công.
  • Máy chấm công vein tay: Là loại máy dùng công nghệ nhận dạng vein (mạch máu trên ngón tay) kết hợp với chức năng vân tay đem lại sự tiện lợi khi chấm công và nhận dạng.

Nếu đem so sánh máy chấm công với hình thức chấm công bằng tay truyền thống, bạn sẽ nhận ra được giá trị và lợi ích tuyệt vời mà thiết bị công nghệ tiên tiến này mang lại. Đây được đánh giá là một giải pháp quản lý nhân sự ngành dệt may lý tưởng, mà các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm và chú trọng.

4.2. Đồng bộ nhiều máy chấm công (DASS)

Các doanh nghiệp ngành dệt may phần lớn là sản xuất theo hình thức gia công, nên để mở rộng sản xuất bắt buộc đơn vị phải đầu tư xây dựng nhiều phân xưởng. Các phân xưởng có thể nằm ở nhiều khu vực và địa điểm khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu quy định mỗi nhân viên chỉ được chấm công tại một khu vực nhất định, thì sẽ gây nên tình trạng: tốn nhiều thời gian đăng kí và upload dữ liệu nhân viên lên các máy chấm công, không thể upload từng nhân viên mà phải upload toàn bộ nhân viên lên máy. Điều này, khiến cho bộ nhớ máy chấm công bị đầy, vì dữ liệu nhân viên cũ vẫn chưa được xoá đi.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-5

Ứng dụng giải pháp Dass để đồng bộ máy chấm công tại nhiều phân xưởng

Trước thực tế này, việc ứng dụng giải pháp Dass trong việc đồng bộ nhiều máy chấm công tại các phân xưởng sản xuất ngành dệt may là điều cần thiết. Theo đó, hệ thống đồng bộ dữ liệu tự động (Dass) sẽ thực hiện các chức năng như: tự động upload dữ liệu nhân viên của từng phòng ban, phân xưởng lên các máy chấm công tương ứng của phòng ban và phân xưởng đó. Tự động xóa vân tay của nhân viên đã nghỉ việc, khi nhân viên điều chuyển phân xưởng, phòng ban,… giải pháp Dass sẽ tự động cập nhật dữ liệu nhận dạng chấm công lên máy chấm công của phân xưởng, phòng ban,… mới.

Với việc ứng dụng giải pháp đồng bộ nhiều máy chấm công (Dass), doanh nghiệp ngành dệt may có thể tiết kiệm nhiều thời gian cho bộ phận nhân sự. Bộ phận quản lý, chỉ cần quản lý nhân viên theo phòng ban, mà không cần phải lo việc upload dữ liệu lên máy chấm công. Đặc biệt, dữ liệu nhân viên cũ sẽ được xóa hoàn toàn khỏi máy chấm công, từ đó giúp máy chạy nhanh hơn, mượt hơn.

4.3. Kiểm soát ra vào cổng

Một giải pháp quản lý nhân sự cho ngành dệt may hiệu quả được đề xuất nữa, chính là hệ thống kiểm soát ra vào cổng Access Control. Với khả năng có thể kiểm soát đơn lẻ hoặc kết hợp, Access Control sẽ giúp cho việc quản lý ra vào của các doanh nghiệp dệt may được bảo mật an ninh, chặt chẽ. Đồng thời, giúp cho người quản lý có thể giám sát kiểm soát nguồn nhân lực một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-6

Hệ thống kiểm soát ra vào cổng Access Control tại một doanh nghiệp dệt may

Ngoài tính năng chính này, hệ thống kiểm soát ra vào cổng Access Control còn được kết hợp với phần mềm chấm công tạo lên một giải pháp chấm công, tính lương, phân ca và kiểm soát cửa phân quyền ra vào,… cho từng đối tượng một cách chính xác. Việc này giúp cho các doanh nghiệp dệt may có thể thúc đẩy nhanh chóng quá trình tự động hóa, tạo môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp, giảm bớt chi phí cho việc quản lý nhân sự.

4.4. Quản lý suất ăn công nghiệp

Doanh nghiệp dệt may dù có quy mô nhỏ, thì số lượng công nhân viên ít nhất cũng đạt từ 200 – 300 người. Vậy nên, khi cung cấp suất ăn công nghiệp, doanh nghiệp dệt may sẽ tốn nhiều thời gian cho việc báo cơm và thống kê số suất ăn. Đồng thời, phải chịu chi phí hao hụt do phải trả tiền cho số lượng suất ăn nhiều hơn số nhân viên ăn thực tế. Đặc biệt, là vấn đề cung cấp cấp số lượng phần ăn của đơn vị cung cấp không được chính xác,…

Trước thực trạng này, việc ứng dụng giải pháp quản lý suất ăn công nghiệp ICMS là điều cần thiết, để đảm bảo chi phí. Theo đó, phần mềm sẽ cho phép tích hợp với hệ thống chấm công để tính suất ăn và lập kế hoạch thực phẩm theo ca, ngày làm việc của toàn doanh nghiệp.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-7

Ứng dụng giải pháp quản lý suất ăn công nghiệp ICMS để đảm bảo chi phí

Ứng dụng giải pháp quản lý suất ăn công nghiệp ICMS, doanh nghiệp ngành dệt may sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Có thể chuẩn bị tốt hơn số lượng phần ăn, đặc biệt khi công ty cho phép nhân viên lựa chọn nhiều món khác nhau và khi số lượng người đăng ký làm việc thay đổi theo ca.
  • Giúp nhà bếp kiểm soát tốt hơn số người lấy thức ăn: ai được lấy loại phần ăn nào, lấy bao nhiêu … Phần mềm sẽ lưu trữ thông tin đăng ký ăn và hiển thị khi nhân viên quét thẻ hoặc vân tay. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí phải trả, do việc người lạ từ bên ngoài vào ăn.
  • Ngăn chặn việc một nhân viên có thể lấy nhiều phần ăn. Quản lý tốt hơn việc phát phần ăn khi doanh nghiệp có các phần ăn đặc biệt cho những người làm ca đặc biệt hoặc vị trí đặc biệt.
  • Tổng kết nhanh chóng số lần ăn ở mỗi bộ phận, mỗi ca làm việc, mỗi người, giúp cho bộ phận kế toán làm việc hiệu quả và chuẩn xác hơn.

Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ việc quản lý suất ăn, vì nghĩ rằng phần hao hụt sẽ không đáng bao nhiêu. Nhưng với số lượng công nhân viên đạt mức hàng trăm, hàng nghìn,.. thì con số này quả thật là khổng lồ. Vậy nên, việc áp dụng giải pháp quản lý suất ăn công nghiệp ICMS chưa bao giờ là điều lãng phí, đối với các doanh nghiệp ngành dệt may.

4.5. Phần mềm quản lý nhân sự HRpro7

Việc triển khai phần mềm quản lý nhân sự HRpro7, hiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Theo đó, dù doanh nghiệp của bạn đang ở quy mô nào cũng đều có thể áp dụng phù hợp và hiệu quả.

Phần mềm quản lý nhân sự với khả năng mở rộng và dễ dàng tích hợp với các ứng dụng kinh doanh khác, sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành dệt may giảm chi phí triển khai và bảo trì một cách hiệu quả.

Hấp dẫn hơn, khi việc triển khai và áp dụng phần mềm quản lý nhân sự HRpro7 trong doanh nghiệp là điều cần thiết, để đảm bảo tính nhất quán trong quy trình quản lý và giúp bộ phận nhân sự giảm tải nhiều công việc mang tính chất lặp đi lặp lại nhàm chán. Ngoài ra, phần mềm cũng giúp giảm chi phí giấy lưu trữ thông tin lớn, và quá trình truy xuất thông tin cũng được diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-8

Các phân hệ chức năng của phần mềm quản lý nhân sự HRpro7

Sở dĩ, phần mềm nhân sự HRpro7 được giới thiệu như một tham khảo tốt, là bởi phần mềm  không tập trung phô diễn các tính năng mà hệ thống sẵn có. HRpro7 luôn quan tâm đến những khó khăn và nhu cầu thực sự của doanh nghiệp. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh cho đơn vị mình một hệ thống phần mềm nhân sự chuyên biệt, nhưng phù hợp và luôn phát huy được hiệu quả một cách tốt nhất.

4.6. Phần mềm đánh giá KPI

Phần lớn các doanh nghiệp dệt may hiện nay đều gặp khó khăn trong việc đánh giá nhân viên. Cụ thể là: 

  • Giải pháp tổ chức đánh giá chưa được hiệu quả, còn quá sơ sài.
  • Kết quả đánh giá chưa có tích hợp với phần mềm lương. 
  • Các tiêu chí đánh giá chưa thực sự đa dạng, và thay đổi tùy theo đối tượng. 
  • Việc đánh giá chưa có kế hoạch thời gian cụ thể là theo quý, tháng, tuần, hay là hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu am hiểu công nghệ mới và áp dụng giải pháp đánh giá nhân sự Smartboss KPI. Doanh nghiệp dệt may có thể thiết lập, quản lý, đo lường, đánh giá kết quả của từng nhân viên, bộ phận và cả công ty,… bằng KPI. Qua đó, xác định nhân viên có thành tích tốt và trả lương hiệu quả theo kết quả công việc được giao.

quan-ly-nhan-su-nganh-det-may-9

Phần mềm đánh giá nhân viên Smartboss KPI

Như vậy, với việc ứng dụng phần mềm đánh giá nhân viên Smartboss KPI, doanh nghiệp  có thể tiết kiệm thời gian tổ chức đánh giá nhân sự và làm báo cáo tổng kết. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng có thể diễn ra dễ dàng trên web/ mobile. Đặc biệt là có thể kiểm soát tốt chất lượng công việc mà ban lãnh đạo đã giao cho từng phân xưởng dệt may cụ thể.

Nếu bạn muốn nhân viên của mình phải “tâm phục khẩu phục” trong việc quản lý và chi trả lương thưởng. Thì còn chần chừ gì mà không ứng dụng ngay và luôn phần mềm đánh giá nhân viên mang tên Smartboss KPI này!

5. Khách hàng tiêu biểu

Theo thống kê mới nhất, Công ty giải pháp Tinh Hoa đã cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự ngành dệt may hiệu quả cho một số đơn vị như: Công ty TNHH TM Việt Vương, Công ty CP ATEX 28, Triumph… Hiện tại, các công ty, doanh nghiệp này đều phát triển khá tốt và từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Trên đây, Công ty giải pháp Tinh Hoa vừa chia sẻ cụ thể đến bạn 6 giải pháp tương ứng với 6 cách quản lý nhân sự ngành dệt may hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu hay ứng dụng các giải pháp quản lý nhân sự này cho doanh nghiệp dệt may hiện tại của mình. Thì hãy liên hệ đến hotline: 0919.397.169 (gặp Nguyễn Nhã) hoặc 0919.039.665 (gặp Quỳnh Như) để được các chuyên viên hỗ trợ tận tình!

Chúc Quý doanh nghiệp ngành dệt may phát triển bền vững và nhanh chóng gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu!