Chọn trang

 

Định nghĩa ERP là gì?

ERP là gì

ERP là gì?

ERP là thuật ngữ viết tắt của từ Enterprise resource planning systems, có nghĩa là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là hệ thống mô hình, bao gồm nhiều phần mềm hoạt động riêng lẻ, được ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, thu thập dữ liệu, phân tích,… Giúp nhân viên, nhà quản lý tự động hóa các hoạt động liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh, kế toán, nhân sự,….

Quá trình hình thành của ERP

Năm 1960, hệ thống phần mềm có chức năng đặt hàng (Reoder Point System) nhằm quản lý quá trình đặt hàng, quản lý hàng tồn kho.

Giữa năm 1970, phần mềm hoạch định cung cấp nguyên vật liệu (MRP) nhằm lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu kịp thời và hiệu quả.

Những năm 1980, phần mềm hoạch định sản xuất (MRP II) được phát trên dựa trên phần mềm MRP, đáp ứng hiệu quả quá trình sản xuất đến phân phối, xúc tiến ra thị trường.

Cuối năm 1990 – đầu năm 2000, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phần mềm ERP ra đời, đây là bước đột phá lớn của ngành thương mại điện tử, giúp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh

Lợi ích của hệ thống ERP cho doanh nghiệp

lợi ích của erp

Lợi ích của hệ thống ERP

ERP có khả năng tích hợp các quy trình với nhau: từ sản xuất, phân phối, bán hàng, kế toán,…Nhờ vậy, giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tăng hiệu quả làm việc, nâng tầm giá trị của doanh nghiệp , giúp nhà lãnh đạo nắm bắt quá trình hoạt động kinh doanh, nhân sự,… Qua đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra kế hoạch, quyết định kịp thời nhờ hệ thống EPR

 

Quản trị nguồn lực hiệu quả: phần mềm quản lý ERP giúp cho người  quản lý nhân sự quản lý toàn bộ đội ngũ nhân sự, quản lý hồ sơ nhân viên, chấm công, tính lương,…. nắm bắt ợc thời gian làm việc, khối lượng công việc, mức độ hoàn thành công việc,.. để điều chỉnh việc khen tưởng phù hợp.

Quản lý tài chính: giúp người quản lý tổng hợp số liệu báo cáo theo từn tháng, từng quý từ nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau. Từ đó, giúp doanh nghiệp theo dõi, giám sát được lợi nhuận, doanh thu, tình hình rài chính và có những đánh giá, thay đổi phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.

Kiểm soát số lượng hàng tồn kho: EPR giúp kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho, số lượng nguyên vật liệu giúp tiết kiệm thời gian thay vì kiểm kê số lượng bằng thủ công. Qua đó, giúp doanh nghiệp kịp thời nhập hàng hóa, nguyên liệu khi thiếu hay tạo ra các chương trình xúc tiến để đưa sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ khi hàng tồn quá nhiều. Luôn đảm bảo hàng hóa cung cấp ra thị trường và giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tăng năng suất, hiệu quả công việc.

Kiểm soát thông tin khách hàng: doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin khách hàng một các có hệ thống. ERP có thể lưu trữ đầy đủ thông tin khách hàng như họ tên, số điện thoai, ngày sinh, số lượng đơn hàng, địa chỉ, yêu cầu khách hàng để từ đó doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, và đưa các các chương trình chăm sóc khách hàng

Quy trình chuẩn hóa phần mềm ERP bao gồm mấy bước?

Một quy trình phần mềm ERP hoàn thiện nhất bao gồm 4 bước:

Quy trình chuẩn hóa ERP

Quy trình chuẩn hóa ERP

Bước 1: Chuẩn bị

Để tạo một quy trình dự án ERP thì bước chuẩn bị là bước khởi tạo nên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ban quản lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định rõ kế hoạch trong tương lai và hoạch định rõ mục tiêu cần đạt được. Sau đó chọn doanh nghiệp uy tín để vận hành triển khai dự án ERP.

Bước 2: Lên kế hoạch quy trình dự án ERP

Sau khi chọn được đơn vị cung cấp sẽ lên kế hoạch triển khai vận hành thì doanh nghiệp cần phải hoạch định bảng kế hoạch chi tiết ( bao gồm nguồn lực, nhân sự, tài chính,….) để bên cung cấp sẽ dựa vào đó ra kế hoạch chuẩn sát nhất thảo mãn yêu cầu khách hàng.

Bước 3: Chạy thử nghiệm và đánh giá 

Muốn tạo ra quy trình dự án ERP chuẩn hóa nhất thì trước khi đưa ra ứng dụng thực tế thì doanh nghiệp phải chạy thử nghiệm trước, sau đó sẽ điều chỉnh hệ thống ERP sao cho phù hợp để hạn chế những sai sót trong quá trình ứng dụng.

Bước 4: Triển khai hệ thống ERP

Sau khi đã hoàn tất mọi quy trình thì doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai, ứng dụng EPR cho toàn bộ hệ thống. Thông báo, triển khai cho nhân viên để ứng dụng thực hiện. Có thể thời gian đầu sẽ gây khó khăn cho nhân viên nhưng khi hoàn tất sẽ mang lợi rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.