Chọn trang

Tại bất kỳ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nào, thì việc tập trung phát triển dựa trên kết quả doanh thu, lợi nhuận sẽ làm cơ sở cho mở rộng quy mô doanh nghiệp, thương hiệu hướng đến mục tiêu dài hạn của tổ chức.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần phải có một thang đo cụ thể để kiểm soát mục tiêu đó. Do đó, một khái niệm có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp ra đời: KPI và đánh giá KPI. Vậy KPI là gì? Làm thế nào để hiểu và áp dụng KPI cụ thể vào hoạt động của doanh nghiệp. Đây sẽ là chủ đề hôm nay chúng tôi giới thiệu với các bạn.

Vậy KPI là gì?

KPI là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả, chất lượng thực hiện công việc của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp.KPI là viết tắt của cụm từ : Key Performance indicators – chỉ số đánh giá thực hiện công việc.Do đó, để biết cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả hay không thì có thể dựa vào KPI để đánh giá.

KPI là gì

 KPI là gì?

Dựa vào đâu để đặt ra KPI phù hợp?

Tổ chức thường dựa vào chiến lược của công ty để đặt ra KPI cho doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị cấp thấp hơn có thể dựa vào chiến lược để thiết lập ra các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Chiến lược đặt ra cần phải phù hợp với doanh nghiệp và khả thi để dễ dàng triển khai và đánh giá.

Như vậy, ta có thể thấy KPI chia làm 2 loại cơ bản:

Thứ nhất là KPI của doanh nghiệp dựa vào mục tiêu của tổ chức là KPI mang tính chiến lược.

Thứ hai là KPI ngắn hạn của nhân viên của tổ chức dựa trên KPI dài hạn của doanh nghiệp là KPI mang tính chiến thuật.

Một số ví dụ về KPI trong hoạt động kinh doanh – marketing của doanh nghiệp:
  • Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn chú trọng xây dựng thương hiệu thì việc xác định KPI mang tính chiến lược sẽ dựa vào số lượng người nhận biết được thương hiệu, có thái độ tích cực với thương hiệu,… Còn KPI mang tính chiến thuật sẽ là số lượng người tiếp cận thương hiệu thông qua thông điệp, số lượng người tương tác với thương hiệu thông qua bài viết,…
  • Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn tập trung vào doanh thu và lợi nhuận thì KPI mang tính chiến lược sẽ là gia tăng doanh thu lên 30% và lợi nhuận lên 35%,…. KPI mang tính chiến thuật sẽ dựa trên gia tăng số lượng khách hàng lên 40%, gia tăng giá trị đơn hàng lên 120%, doanh thu tháng từ hoạt động bán hàng 200 triệu,…

Đặc điểm chung của KPI:

Ưu điểm của KPI là gì?

  • KPI là chỉ số dùng để định lượng do đó có thể giúp đánh giá nhanh chất lượng công việc của từng cá nhân, nhóm, tổ chức,… một cách chính xác và cụ thể.
  • Giúp ban quản trị có thể dễ dàng đo lường mức độ hiệu quả giữa việc thực thi tại tổ chức so với mục tiêu đề ra để có những biện pháp cải thiện, gia tăng hiệu quả hoạt động.
  • Giúp gắn kết những hoạt động của các bộ phận khác nhau mang hiệu quả tối đa để đạt được KPI, cùng hướng đến mục tiêu chung.  

Nhược điểm của KPI:

  • Các chỉ số KPI cần được thiết lập bởi những người có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về vị trí/ công việc như các chuyên gia, nhà quản trị hiểu rõ về KPI là gì và cách áp dụng KPI trong doanh nghiệp hợp lý và tạo động lực phát triển cho tổ chức.
  • Hiệu quả của KPI sẽ không cao khi được áp dụng trong khoảng thời gian dài.

Công cụ đánh giá KPI

Công cụ xây dựng KPI

Công cụ để xây dựng KPI cho doanh nghiệp:

Mô hình SMART là mô hình xây dựng đồng thời mục tiêu cũng như KPI hiệu quả cho doanh nghiệp:

S: Specific – Cụ thể

KPI phải xác định rõ một mảng nào đó mà doanh nghiệp muốn cải thiện: chẳng hạn ở ví dụ trên doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu hay gia tăng lợi nhuận, từ đó các KPI được thiết lập sẽ rõ ràng hơn.

M: Measurable – Có thể thống kê được: có thể đánh giá, tổng kết được thông qua báo cáo, số liệu kinh doanh,… điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan và định lượng được mức độ hoàn thành công việc.

A: Achievable – Có thể đạt được: Có thể giao phó công việc cho nhân viên để đạt được, không thể tiến hành một KPI mà không thành viên nào trong tổ chức có khả năng hoàn thành KPI này. Do đó, sẽ không tạo được động lực cho nhân viên, trái lại sẽ khiến nhân viên áp lực khi thực hiện công việc.

R: Realistics – Khả thi: KPI phải thực tế với tình hình doanh nghiệp.

T: Time-bound – Thời gian chi tiết để đánh giá và tái xây dựng KPI. Như đã nói ở trên, nhược điểm của KPI là “hiệu quả của KPI sẽ không được cao khi được áp dụng trong khoảng thời gian dài”. Do đó, cần cân đối thời gian hợp lý so với khối lượng công việc để nhân viên không bị “đuối” hoặc quá “thảnh thơi”.